-->

Điểm mới về công ty TNHH theo Luật Doanh nghiệp năm 2014

Luật Doanh nghiệp 2014 được coi là cuộc đột phá thể hiện đúng tinh thần Hiến pháp 2013 về quyền tự do kinh doanh của công dân, của doanh nghiệp, theo đó, những gì luật pháp không cấm thì người dân, doanh nghiệp được tự do đầu tư, kinh doanh.

Luật Doanh nghiệp năm 2014 có một số thay đổi sẽ ảnh hưởng đến tổ chức quản lý của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH).

Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Thứ nhất, điểm mới về cơ cấu tổ chức quản lý trong công ty TNHH.


Ngoại trừ các quy định về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu, về cơ bản, cơ cấu tổ chức quản lý của công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 không thay đổi so với Luật Doanh nghiệp năm 2005.

Theo đó, Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định về cơ cấu công ty TNHH hai thành viên như sau: "Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định." (Điều 55)

Về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu: "1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:a- Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên;b- Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.2. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.3. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác, thì chức năng, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên thực hiện theo quy định của Luật này." (Điều 78)

Về cơ cấu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu
"1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.2. Chủ tịch công ty có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.3. Quyền, nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với Chủ tịch công ty." (Điều 85)

Như vậy, các quy định mới này đã góp phần tạo ra quyền tự chủ kinh doanh (lựa chọn mô hình tổ chức quản lý của công ty cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn mô hình tổ chức quản lý phù hợp.

Thứ hai, điều kiện tiến hành và thông qua các quyết định tại cuộc họp hội đồng thành viên (HĐTV).


Nghị quyết của Hội đồng thành viên được thông qua khi đại diện ít nhất 65% tổng số vốn của thành viên dự họp tán thành:"3. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác, nghị quyết của Hội đồng thành viên được thông qua tại cuộc họp trong các trường hợp sau đây: a- Được số phiếu đại diện ít nhất 65% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp tán thành, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;b- Được số phiếu đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp của các thành viên dự họp tán thành đối với quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty; sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; tổ chức lại, giải thể công ty." (theo khoản 3 Điều 60 Luật doanh nghiệp năm 2014)

Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định cuộc họp HĐTV của công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ tham dự đối với lần triệu tập thứ nhất, 50% vốn điều lệ cho lần triệu tập thứ hai, trong khi, theo quy định tại LDN 2005, các tỷ lệ đó lần lượt là 75% và 50%.

Trường hợp nghị quyết của HĐTV được thông qua dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản thì phải có số thành viên sở hữu ít nhất 65% vốn điều lệ tán thành thay vì 75% như quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005.

Các quy định mới về điều kiện khi triệu tập và thông qua các vấn đề tại cuộc họp HĐTV theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã có sự thay đổi nhất định so với Luật Doanh nghiệp năm 2005. Do vậy, doanh nghiệp phải tiến hành sửa đổi, bổ sung Điều lệ để phản ánh và hiện thực hóa các quy định mới này trong thực tế. Cũng xin lưu ý, việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ phải được thông qua tại cuộc họp HĐTV.

Thứ ba, về thời hạn góp vốn thành lập công ty TNHH.


Thực hiện góp vốn thành lập công ty trong công ty TNHH một thành viên như sau:"2. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp." (khoản 2 Điều 74 Luật Doanh nghiệp năm 2014).

Thực hiện góp vốn thành lập công ty trong công ty TNHH hai thành viên trở lên như sau:"2. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khácvớiloại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp." (khoản 2 Điều 48 Luật Doanh nghiệp năm 2014).

Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, các doanh nghiệp dự kiến thành lập dưới hình thức công ty TNHH cũng cần lưu ý về thời hạn góp vốn theo quy định mới. Theo đó, chủ sở hữu, thành viên công ty TNHH phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thay vì thời hạn góp vốn tối đa là 36 tháng theo quy định Luật Doanh nghiệp năm 2005. Tuy nhiên, đối với các công ty TNHH được thành lập trước ngày 01/07/2015, thời hạn góp vốn vẫn được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty.


Bài viết thực hiện bởi: Luật sư Nguyễn Thị Hoài Thương - Trưởng Chi nhánh Hà Nội của Công ty Luật TNHH Everest


Xem thêm:


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.