-->

Địa điểm mở thừa kế

Địa điểm mở thừa kế được xác định như thế nào? Ý nghĩa của việc xác định địa điểm thừa kế đối với việc phân chia di sản thừa kế và những người thừa kế.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015,"địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản” .
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Theo quy định trên, có 2 cách để xác định địa điểm mở thừa kế kể. Việc xác định địa điểm mở thừa kế phát sinh kể từ thời điểm mở thừa kế.

1. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nơi cư trú của cá nhân như sau:1- Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.2- Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống.3- Trường hợp một bên trong quan hệ dân sự thay đổi nơi cư trú gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thì phải thông báo cho bên kia biết về nơi cư trú mới” - Điều 40.

Bên cạnh đó còn quy định về nơi cư trú của người chưa thành niên, của người được giám hộ, nơi cư trú của vợ chồng, của quân nhân và nơi cư trú của người làm nghề lưu động, cụ thể tại Điều 41-Nơi cư trú của người chưa thành niên, Điều 42 - Nơi cư trú của người được giám hộ, Điều 43 Nơi cư trú của vợ, chồng, Điều 44 Nơi cư trú của quân nhân, Điều 45 Nơi cư trú của người làm nghề lưu động.

Luật Cư trú năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013 cũng quy định về nơi cư trú của công dân như sau:1- Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.2- Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống” - Điều 12.

Theo các quy định nêu trên, có thể xác định địa điểm mở thừa kế như sau:
  • Trường hợp cá nhân chỉ sống và sau đó chết tại một nơi cố định thì địa điểm mở thừa kế của người đó là nơi họ đã sống.
  • Trường hợp cá nhân có hộ khẩu thường trú ở một nơi nhưng đồng thời có đăng ký tạm trú ở nhiều nơi thì địa điểm mở thừa kế vẫn được xác định tại nơi người đó đã đăng ký hộ khẩu thường trú dù họ đã chết tại nơi đang tạm trú hoặc ở nơi khác.
  • Trường hợp cá nhân không có hộ khẩu thường trú nhưng họ có đăng ký tạm trú ở nhiều nơi khác nhau thì địa điểm mở thừa kế được xác định tại nơi họ đang tạm trú mà chết.
  • Trường hợp cá nhân đã từng đăng ký hộ khẩu thường trú ở nhiều nơi khác nhau thì địa điểm mở thừa kế được xác định tại nơi họ đăng ký hộ khẩu thường trú cuối cùng.
2. Địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản

Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản thì địa điểm mở thừa kế được căn cứ theo nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản của người chết. Việc xác định địa điểm mở thừa kế theo nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản tạo thuận lợi trong việc xác định di sản, kê khai, quản lý di sản và việc phân chia di sản.

Ý nghĩa của việc xác định địa điểm mở thừa kế

Việc xác định địa điểm mở thừa kế có liên quan mật thiết đến thời điểm mở thừa kế và có ý nghĩa:

(i) Ý nghĩa trong việc thực hiện các thủ tục liên quan đến kê khai di sản thừa kế, việc kê khai di sản thừa kế không dựa vào nơi có di sản tạo sự thống nhất và đầy đủ trong việc quản lý và phân chia di sản.

(ii) Xác định nơi thực hiện quản lý di sản, cơ quan có thẩm quyền quản lý di sản (đối với trường hợp chưa có người quản lý di sản);

(iii) Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu, tranh chấp liên quan đến di sản thừa kế.


Khuyến nghị:
  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi những ý kiến này có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], [email protected].