-->

Di sản dùng vào việc thờ cúng

Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng

Hỏi: Tôi có bà bác dâu (bác trai mất cách đây 20 năm) và bà bác dâu này không có con đẻ, chỉ có một người con gái nuôi.Vừa rồi, Bác dâu Tôi có làm di chúc và làm thủ tục chuyển toàn bộ số đất được sử dụng cho người con nuôi.Trồng số đất này, thì có một phần là đất thờ cúng liệt sỹ, mà gia đình Tôi được quyền hợp pháp thờ cúng liệt sỹ. Tôi xin hỏi 2 vấn đề: Người Bác dâu này có quyền chuyển nhượng toàn bộ số đất kia cho người con nuôi không? Gia đình tôi có quyền được đòi lại số đất thờ cúng liệt sỹ không? Và nếu được thì diện tích đất đó là bao nhiêu và thủ tục đòi đất đó như thế nào? (Tú An - Phú Yên)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất, người bác dâu hoàn toàn có quyền chuyển nhượng toàn bộ số đất cho người con nuôi. Bởi, bác dâu bạn là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản trên. Căn cứ vào Điều 164 BLDS 2005 Quyền sở hữu:

“Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản”.

Do vậy, việc bác dâu bạn chuyển nhượng toàn bộ tài sản của bác cho người con nuôi trong trường hợp này là hoàn toàn hợp pháp.

Thứ hai, theo thông tin bạn chia sẻ: “Gia đình bạn có quyền hợp pháp thờ cúng liệt sỹ”. Nhưng bạn không nói rõ dựa vào cơ sở pháp lí nào? Vậy nên, chúng tôi không thể đưa ra tư vấn chính xác. Tuy nhiên căn cứ

Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2005 về di sản dùng vào việc thờ cúng như sau:

“1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng”.

Như vậy, nếu khi mất bác trai bạn có để lại di chúc dùng một phần di sảnvào việc thờ cúng và chỉ định rõ gia đình bạn được quản lí để thực hiện công việc thờ cúng thì bác dâu bạn không được chuyển nhượng quyền sở hữu mảnh đất này cho người con nuôi.

Nếu trong di chúc bác trai bạn không chỉ định người quản lí di sản thờ cúng mà những người thừa kế cử gia đình bạn quản lí di sản thờ cúng thì bác dâu bạn cũng không có quyền chuyển nhượng mảnh đất đó cho người con nuôiđó.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.