-->

Đi nghĩa vụ quân sự thì hợp đồng lao động đương nhiên chấm dứt, đúng hay sai?

Người lao động đi thực hiện nghĩa vụ quân sự thì hợp đồng lao động giữa người đó và công ty bị tạm hoãn mà không được coi là đương nhiên chấm dứt hợp đồng, sau khi hoàn thành nghĩa vụ công ty có trách nhiệm nhận người lao động trở lại làm việc.

Hỏi: Sau khi thực hiện xong nghĩa vụ quân sự tôi đến công ty để xin đi làm lại nhưng phòng nhân sự công ty tôi trả lời khi tôi đi nghĩa vụ quân sự thì hợp đồng lao động giữa tôi và công ty đương nhiên chấm dứt nếu tôi muốn đi làm lại phải nộp hồ sơ xin việc chờ phỏng vấn. Đề nghị Luật sư tư vấn, phòng nhân sự trả lời như vậy là đúng hay sai? ( Nguyễn Bắc - Hà Giang)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Ánh Vân - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 32 Bộ luật Lao động năm 2012 (BLLĐ 2012) quy định về những trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng như sau:
“1. Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.
2. Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
3. Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
4. Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
5. Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.”

Như vậy, trường hợp người lao động đi nghĩa vụ quân sự; bị tạm giam, tạm giữ; người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; lao động nữ mang thai được coi là những trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng và sẽ được nhận trở lại làm việc khi hết thời gian tạm hoãn theo quy định tại Điều 33 BLLĐ 2012 về nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động như sau:
“Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp quy định tại Điều 32 của Bộ luật này, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.”

Trong trường hợp của anh, anh đi thực hiện nghĩa vụ quân sự thì hợp đồng lao động giữa anh và công ty bị hoãn mà không được coi là đương nhiên chấm dứt hợp đồng, sau anh hoàn thành nghĩa vụ công ty có trách nhiệm nhận anh trở lại làm việc. Như vậy, hành vi của phòng nhân sự công ty anh là trái quy định pháp luật.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.