-->

Để con trai 15 tuổi lái ô tô, có phạm luật không?

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định định điều khiển xe tham gia giao thông.

Hỏi: Tôi điều khiển xe ô tô, do buồn ngủ nên tôi để cho con trai cầm lái. Con trai tôi mới 15 tuổi nhưng tôi đã hướng dẫn con một số kỹ năng cơ bản trước đó và cháu lái xe cũng thành thạo. Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi có vi phạm luật giao thông không? (Nguyễn Thanh Minh - Lạng Sơn)

c
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Tâm - Tổ tư vấn pháp luật giao thông đường bộ của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Khoản 4 Điều 30 Nghịđịnh s46/2016/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 26 tháng 5 năm 2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định như sau:”4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe; c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe; d) Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe; đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng)”.

Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định như sau:

Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông: “Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái” (Khoản 1 Điều 58).

Độ tuổi của người lái xe: “a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3; b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2); d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC); đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD); e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam” (Khoản 1 Điều 60).

Như vậy, con trai anh (chị) mới 15 tuổi, không đủ độ tuổi của người lái xe theo quy định của pháp luật và không có giấy phép lái xe phù hợp nên con trai anh (chị) không đủ điều kiện để điều khiển xe ô tô tham gia giao thông. Pháp luật quy định phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định định điều khiển xe tham gia giao thông. Do đó, anh đã vi phạm pháp luật nên sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật giao thông đường bộ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.