-->

Đất của cơ sở tôn giáo có được chuyển mục đích sử dụng không?

Đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.

[?] Sư phụ tôi chủ trì chùa, sư phụ tôi có một mảnh đất trồng cây lâu năm nay muốn sử dụng mảnh đất này làm nghĩa trang cho phật tử của chùa thì cần làm thủ tục như thế nào, mảnh đất này nằm cạnh nghĩa trang của xã? (Nguyễn Xuyến - Thanh Hóa)

Luật sư tư vấn pháp luật đất đai - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật đất đai - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198


Luật gia Bùi Ánh Vân - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo quy định tại khoản 4 điều 5 Luật đất đai 2013 người sử dụng đất cơ sở tôn giáo gồm:

“Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo”.

Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Cơ sở tôn giáo khi được nhà nước giao đất thì không phải nộp tiền sử dụng đất.

Đất cơ sở tôn giáo được quy định tại điều 159 luật đất đai 2013:

" 1.Đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo."

Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. (Khoản 2 Điều 181 Luật đất đai 2013)

Tuy nhiên việc chuyển mục đích sử dụng đất để làm nghĩa trang phải tuân thủ các quy định về luật xây dựng 2014 và các quy định về xây dựng, quản lý sử dụng nghĩa trang tại nghị định 35/2008/ NĐ - CP. Việc xây dựng nghĩa trang theo quy hoạch hoặc phù hợp với quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Xây dựng nghĩa trang có giấy phép theo quy định của pháp luật về xây dựng. Thẩm quyền cấp phép xây dựng nghĩa trang trong trường hợp này là ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép xây dựng.Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng nghĩa trang theo quy định của pháp luật ( tại điều 6 nghị định 35/2008/ NĐ – CP quy định về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang).

Để thực hiện việc xây dựng nghĩa trang: Phải bố trí khu đất để xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa mới phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch điểm dân cư nông thôn được các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.

Khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường khi xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa được quy định tại Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 3/4/2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng QCXDVN 01:2008/BXD

Thủ tục xin cấp phép xây dựng nghĩa trang: Phải làm đơn lên ủy ban nhân dân cấp tỉnh xin cấp phép xây dựng nghĩa trang, tại đó họ sẽ hướng dẫn cụ thể về thủ tục cần phải làm.

Xem thêm:


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.

2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail:[email protected].