Luật sư tư vấn về trường hợp đòi lại quyển dụng đất từ nhiều năm trước nhưng người mượn không trả.
Hỏi: Năm 1997, bố tôi cho ông P mượn một mảnh đất để sản xuất hoa màu và thỏa thuận miệng chỉ trồng hoa màu, không trồng cây lâu niên, khi nào nhà em có nhu cầu thì ông P trả lại mảnh đất đã mượn. Nhưng khi nhà em đòi lại mảnh đất ấy thì ông P nói đó là do ông tự khai phá mảnh đất đó và không trả. Số cây ăn quả, cây lâu niên do nhà em trồng từ trước trên mảnh đất đó ông P tự tiện chặt đốn (hiện còn một số cây) và trồng cây lâu niên (nhà em chưa đăng ký QSDĐ). Hai gia đình đã lên xã hoài giải nhưng không thành. Xin hỏi Luật sư, tôi phải làm gì trong trường hợp này? (Nguyễn Khắc Việt - Yên Bái) Luật gia Bùi Ánh Vân - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
- Thứ nhất, về sự thỏa thuận giữa gia đình bạn với ông P
Gia đình bạn cần phải nhờ đến cơ quan địa chính địa phương để xác minh lại nguồn gốc của mảnh đất đó từ trước năm 1997 xem mảnh đất đó thuộc về sở hữu của gia đình bạn hay không. Nếu mảnh đất đó là của gia đình bạn thì gia đình bạn có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến cơ quan có thẩm quyền.
Gia đình bạn đã thỏa thuận nhiều lần nhưng không được và có nhờ đến sự hòa giải của chính quyền xã nhưng vẫn không hòa giải được.
- Thứ hai, về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tại Khoản 2, Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định:
"Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây: a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này; b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.
Khoản 3 Điều này quy định:
“Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau: a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính".
Như vậy, nếu như UBND cấp Xã giải quyết không thành thì gia đình bạn có thể gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến UBND cấp huyện hoặc Tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận