Đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, sử dụng tiếng nước ngoài được không?

Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam nên có thể nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc thông qua tổ chức đại diện hợp pháp tại Việt Nam để đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

Hỏi: Tôi có một người bạn là người Đức thường trú tại Việt Nam. Anh ấy muốn đăng ký một nhãn hiệu tại Việt Nam. Luật sư có thể cho tôi hỏi, bạn của tôi có thể sử dụng tiếng Đức trong hồ sơ đăng ký Nhãn hiệu tại Việt Nam hay không? (Mai Thảo - Nam Định)


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198


Luật gia Lê Thị Hồng Sơn - Tổ tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ của Công ty Luật Everest - trả lời:


Điểm a khoản 2 Điều 50 Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH năm 2013 quy định như sau: "Đơn đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm: a)Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn. Bộ Văn hóa - Thông tin quy định mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan…”


Điều 89 Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH năm 2013 quy định như sau:


“1.Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.


2.Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam”


Như vậy, căn cứ vào quy định trên, tất cả các thông tin trong Tờ khai đăng ký nhãn hiệu phải sử dụng tiếng Việt. Do đó, tiếng Đức sẽ không được chấp nhận sử dụng khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam.


Căn cứ vào Điều 89 Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH năm 2013 quy định thì chị là người Đức, là người nước ngoài thường trú tại Việt Nam nên có thể nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu trực tiếp hoặc thông qua tổ chức đại diện hợp pháp tại Việt Nam để đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam. Đó là Tổ chức đại diện Sở hữu công nghiệp hợp pháp tại Việt Nam.


Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.