Để ngăn ngừa rủi ro phát sinh từ vấn đề giao hàng, các bên cần có những bước chuẩn bị kĩ càng để đàm phán điều khoản giao hàng một cách rõ ràng nhất đảm bảo lợi ích cho cả hai bên.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900
6198
Luật gia Đoàn Thị Bích- Tổ tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Trong khi giao kết hợp đồng ngoại thương, các thương nhân thường xảy ra những tranh chấp phát sinh từ vấn đề giao hàng. Chính vì vậy để ngăn ngừa rủi ro phát sinh từ vấn đề này các bên cần có những bước chuẩn bị kĩ càng để đàm phán điều khoản này một cách rõ ràng nhất đảm bảo lợi ích cho cả hai bên. Khi giao kết hợp đồng điều khoản giao hàng cần chú ý như sau:
Bước 1: Tính toán thời gian giao hàng( ngày giao hàng, chậm giao, hệ quả của việc chậm giao)
Thời điểm giao hàng được tính toán dựa trên nhu cầu của người mua cũng như điều kiện thực tế có thể giao hàng của người bán. Đây là nội dung chủ yếu trong hợp đồng mua bán hàng hóa mà các bên luôn xác định được tuy nhiên các bên lại bỏ quên việc xác định phương án nếu hàng hóa bị gửi trễ, bốc hàng lên tàu trễ, hàng hóa đến cảng trễ hay những lý do khách quan khác không phải do lỗi của một trong hai bên. Trong trường hợp các bên không có lý do chính đáng về việc giao hàng trễ thì có thể quy định thêm trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà bên mua có quyền đòi từ bên bán? Trách nhiệm bồi thường của bên bán là như thế nào nếu gây thiệt hại cho bên mua khi không giao hàng đúng hạn. Đây là bước mà các bên cần đàm phán rõ ràng trong hợp đồng.
Bước 2: Xác định địa điểm giao hàng (nơi giao hàng và phương án thay thế)
Thông thường đối với hợp đồng xuất nhập khẩu các bên không quy định rõ đích danh địa điểm mà người bán phải giao hàng cho người mua tại đâu. Các bên thường thỏa thuận giao hàng tới một cảng tại nước của người mua hoặc giao hàng tại cảng nước của người bán . Vì theo nguyên tắc chung là bên bán sẽ không phải chịu trách nhiệm về hàng hóa thì hàng hóa đã nằm ngoài tầm kiểm soát của họ nên các bên cần quy định rõ nơi hàng hóa sẽ được chuyển giao cho người mua là tại cảng nào? Cảng người mua hay cảng người bán?
Bước 3: Phương thức chuyển hàng
Các bên có thể thỏa thuận giao hàng theo đường biển, đường sắt hay đường hàng không. Điều kiện giao hàng kèm theo là gì? Ví dụ hiện nay đa phần chúng ta thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu qua đường biển chi phí thấp hơn rất nhiều cho các doanh nghiệp.
Bước 4: Rủi ro và mua bảo hiểm
Thời điểm chuyển rủi ro hàng hóa cho từ bên bán sang bên mua cần phải được quy định rõ ràng tranh sự đổ lỗi không rõ ràng quy định trách nhiệm khi có rủi ro xảy ra.
Vấn đề mua bảo hiểm thì thông thường người phải chịu rủi ro sẽ là người được bảo hiểm.
Bước 5: Các quy định của Incoterm 2010
Hiện nay tập quán quốc tế Incoterm được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực ngoại thương. Các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ các điều khoản của Incoterm 2010 để biết được rõ hơn về nghĩa vụ hay quyền lợi của mình.
Ví dụ điều kiện CIF- giao hàng tại cảng dỡ hàng. Đối với điều kiện này người bán chuyển hàng hóa cho người mua tại cảng dỡ hàng tại nước của người mua, người bán có trách nhiệm chịu chi phí vẫn chuyển và mua bảo hiểm cho người mua.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật pháp luật mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận