-->

Con dâu có thể kê khai đứng tên quyền sử dụng đất nhà chồng không?

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Hỏi: Ông bà nội tôi đã mất năm 1985 có để lại cho bố tôi 2594 m2 đất. Năm 1993 bố tôi mất có để lại di chúc không công chứng là cho 03 anh em trai, anh cả ở quê một nửa, con hai em trai út một nửa còn lại. Bố tôi có hai bà vợ, mẹ cả mất 1966 có 04 người con 2 trai hai gái. Mẹ tôi đến với bố tôi 1967 và có hai người con một trai một gái. Nam 2009 mẹ tôi mất mới giao\tờ di chúc cho tôi. Năm 2010 anh trai cả tôi mất, năm 2011 chị dâu tôi kê khai và đã được cấp GCN quyền sử dụng đất không có sự đồng ý của tôi. Nay tôi có thể đòi phần di chúc mà tôi được hưởng không? (Đức Hùng - Hà Nội)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Lê Thị Hồng Sơn - Tổ tư vấn pháp luật kế toán - thuế của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Pháp luật tôn trọng quyền của con người trong việc định đoạt tài sản của mình sau khi chết.Điều 646 quy định:

"Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết"

Trong trường hợp của bạn, bố bạn mất để lại di chúc (bằng văn bản không được công chứng hoặc chứng thực) cho ba anh em bạn tài sản là quyền sử dụng2594 m2 đất thìquyền sử dụng mảnh đất này là tài sản chung của cả ba người, việc định đoạttài sản chung này được quy định tại Điều 223 BLDS 2005, cụ thể:

"1.Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

2.Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.

3.Trong trường hợp một chủ sở hữu chung bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua. Trong thời hạn ba tháng đối với tài sản chung là bất động sản, một tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác.

Trong trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Toà án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.

4.Trong trường hợp một trong các chủ sở hữu chung từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại".

Theo quy định trên, việc chị dâu bạn đứng ra thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với toàn bộ 2594 m2 đất đứng tên chị dâu mà chưa được sự đồng ý của các đồng sở hữu là vi phạm pháp luật. Bạn có thể làm đơn gửi UBND cấp huyện nơi đã cấp GCN quyền sử dụng đấtđề nghị hủy GCN quyền sử dụng đất đã cấp hoặcyêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Kế toán mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm