-->

Con có được yêu cầu ly hôn thay cho mẹ?

Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng...

Hỏi: Bố mẹ tôi năm nay đều đã ngoài 50 tuổi. Suốt nhiều năm nay bố tôi vẫn thường hay uống rượu say rồi đánh đập mẹ và chúng tôi. Nay tôi đã đi lấy chồng nhưng mỗi lần về nhà mẹ, thấy mẹ bị bố tôi đánh bầm tím hết, có nhiều lần mẹ tôi cả tuần không ăn được cơm, lức nào cũng buồn rầu, tôi không thể chịu được cảnh nhìn mẹ như vậy. Tôi có bảo mẹ ly hôn nhưng mẹ không ly hôn. Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi có thể yêu cầu ly hôn thay cho mẹ không? (Hoàng Mai - Bắc Ninh)

 Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Yến - Tổ tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn như sau: “1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. 2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. 3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.

Theo thông tin chị cung cấp thì mẹ chị bị bố chị chị đánh bầm tím hết người... Như vậy mẹ chị là nạn nhân của bạo lực gia đình do bố chị gây làm ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của mẹ chị. Theo quy định của pháp luật, trường hợp này cha, mẹ, người thân thích khác của mẹ chị có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thay cho mẹ chị. Theo đó, chị có thể yêu cầu tòa án yêu cầu ly hôn thay cho mẹ chị.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.