-->

Con chết trước bố, cháu có được hưởng di sản?

Người hưởng thừa kế theo di chúc chết trước người lập di chúc, di chúc không có hiệu lực toàn bộ, di sản được chia theo pháp luật.

Nhà hát Cải lương Hà Nội: Chấm dứt hợp đồng lao động trái luật?Mất việc vì… trượt thi tuyển viên chức
Theo phản ánh của chị Nguyễn Thị Hương, chị được NHCL tuyển dụng làm diễn viên theo HĐLĐ có thời hạn 3 tháng từ tháng 7/2004. Sau khi HĐLĐ hết hạn, NHCL không ký tiếp HĐLĐ, chị Hương vẫn làm việc liên tục từ đó tới hết tháng 1/2012. Trong suốt quá trình làm việc, chị Hương không được NHCL đóng BHXH, mức lương mà chị hưởng năm 2011 chỉ là 1,5 triệu đồng tháng (trong khi lương tối thiểu theo quy định thời điểm này là 2 triệu đồng/tháng). Năm 2010, ông Trần Quang Hùng được bổ nhiệm làm giám đốc NHCL. Để hợp thức hóa việc không đóng BHXH cho NLĐ, ông Hùng đã yêu cầu chị Hương cùng với nhiều lao động khác phải ký liên tiếp các HĐLĐ có thời hạn từ 1 đến 2 tháng, trong đó có điều khoản người lao động tự đóng BHXH, nếu muốn NHCL đóng BHXH phải làm đơn và NLĐ nộp lại khoản tiền này cho cơ quan. Cuối năm 2011, NHCL tổ chức thi tuyển viên chức, giám đốc NHCL yêu cầu NLĐ tham gia thi tuyển phải ký cam kết: Nếu không trúng tuyển kỳ thi tuyển viên chức thì phải chấm dứt HĐLĐ. Trong kỳ thi này, chị Hương và một số người khác đã không trúng tuyển. Ngày 19/01/2012, chị Hương và hai đồng nghiệp là Nguyễn Thị Thu Hà và Nguyễn Thị Nết nhận được thông báo của NHCL bị chấm dứt hợp đồng kể từ ngày 1/2/2012 và không nhận được khoản trợ cấp thôi việc hay hỗ trợ nào.
Nhà hát cải lương Hà Nội.
Theo ông Trần Quang Hùng, năm 2011 NHCL nhận được thông báo về việc tổ chức thi tuyển công chức cho các cán bộ, diễn viên do Sở Nội vụ và Sở VH TT&DL Hà Nội tổ chức. Trước đây chưa bao giờ có cuộc thi tuyển viên chức này. Tại NHCL có những cán bộ, diễn viên đã công tác tại đây hơn 20 năm mà chưa từng được thi tuyển viên chức, có những lao động làm việc nhiều năm nhưng không được ký HĐLĐ dài hạn. Tại công văn ngày 21/5/2011 của Sở Nội vụ Hà Nội về việc hướng dẫn công tác tuyển dụng viên chức và tuyển dụng lao động hợp đồng theo Nghị định 68 tại đơn vị sự nghiệp có nội dung: “Những thí sinh đang hợp đồng thỏa thuận hoặc hợp đồng trong chỉ tiêu nếu không trúng tuyển mà có thí sinh khác trúng tuyển vào chỉ tiêu này thì phải chấm dứt HĐLĐ sau khi có quyết định công nhận kết quả tuyển dụng của UBND TP Hà Nội”. Chính vì vậy nhà hát đã cùng NLĐ làm bản cam kết về việc thi tuyển công chức. NLĐ có quyền được thi tuyển công chức nhưng không bắt buộc. Nếu NLĐ muốn thi tuyển công chức thì phải làm đơn và đăng ký chuyên môn dự thi và NHCL cử người để hướng dẫn thi, đồng thời phải làm bản cam kết về việc nếu trúng tuyển thì tiếp tục làm việc tại NHCL, nếu không trúng tuyển thì phải chấm dứt HĐLĐ mà không có thắc mắc, khiếu kiện gì…

Vi phạm Luật Lao động
Nhà hát Cải lương Hà Nội: Chấm dứt hợp đồng lao động trái luật?Luật sư Phạm Ngọc Minh: Bản cam kết mà NHCL buộc NLĐ phải ký trước khi dự tuyển (không ký thì không được thi) là trái sự tự nguyện của NLĐ, trái với đạo đức xã hội khi đẩy NLĐ yêu nghề, có chuyên môn, có khát vọng cống hiến từ chỗ có việc làm thành mất việc làm, mất nguồn thu nhập ổn định.
Luật sư Phạm Ngọc Minh (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết: NHCL đã vi phạm Luật Lao động. Luật quy định, đối với những HĐLĐ có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng, nếu hết hạn mà NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày HĐLĐ hết hạn, hai bên phải ký HĐLĐ mới, nếu không ký kết HĐLĐ mới, HĐLĐ đã giao kết trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn. Trường hợp hai bên ký kết HĐLĐ mới là HĐLĐ xác định thời hạn, sau đó nếu NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn. Như vậy, sau khi HĐLĐ thứ hai ký giữa NHCL và NLĐ hết hạn mà NLĐ vẫn tiếp tục làm việc, HĐLĐ giữa NLĐ và NHCL đã trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn. Các HĐLĐ ngắn hạn tiếp theo mà hai bên đã ký vô hiệu do vi phạm quy định của BLLĐ. Đồng thời, căn cứ quy định tại Điều 141 Bộ luật Lao động: “Loại hình BHXH được áp dụng đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và HĐLĐ không xác định thời hạn…”, NHCL phải có trách nhiệm đóng BHXH và BHYT cho NLĐ.
Bên cạnh đó, NHCL đã vận dụng sai tinh thần tại công văn của Sở Nội vụ. Những thí sinh không trúng tuyển kỳ thi tuyển viên chức chỉ chấm dứt HĐLĐ khi có thí sinh khác trúng tuyển vào chỉ tiêu này sau khi có quyết định công nhận kết quả tuyển dụng. Thực tế, sau đợt thi tuyển viên chức năm 2011, những thí sinh không trúng tuyển sẽ giữ nguyên công việc và vị trí đang làm, bởi chỉ có những người đang làm việc trong NHCL mới tham gia thi tuyển (không có thí sinh khác dự tuyển và trúng tuyển ở vị trí này). Những người trúng tuyển sẽ chuyển từ chế độ NLĐ (theo HĐLĐ) sang làm việc theo chế độ viên chức (theo hợp đồng làm việc). Hơn nữa, để chấm dứt HĐLĐ đối với người lao động, NHCL vẫn phải thực hiện đúng quy định của pháp luật lao động.

Theo Thu Trang (Báo Lao động thủ đô, ngày 9.4.2013)