-->

Có thể khiếu nại quyết định xử phạt hành chính ở đâu?

Người bị xử phạt hành chính có thể khiếu nại với người trực tiếp ra quyết định xử phạt hoặc có thể khiếu nại lên thủ trưởng của của người ra quyết định xử phạt theo quy định của Luật khiếu nại năm 2011.

Hỏi: Ngày 10/5/2016, tôi đi chơi trên Hà Giang và mua được 5 cái thớt nghiến mang về dùng. Khi đi về thì bị kiểm lâm bắt vì không có giấy tờ. Sau đó kiểm lâm xử phạt tôi 2 lỗi là chủ lâm sản vận chuyển gỗ và người điều khiển phương tiện vận chuyển gỗ trái pháp luật với mỗi lỗi 3 triệu đồng, tổng là 6 triệu đồng. Khi tôi thắc mắc là bị xử phạt nhiều lỗi vậy thì kiểm lâm chỉ nói là làm theo quy định. Đề nghị Luật sư tư vấn, việc tôi bị xử phạt như vậy có đúng không? (Hà Như Thanh - Nghệ An)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Lương Văn Bình - Tổ tư vấn pháp luật hành chính của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Nghị định 157/2013 Quy định về xử phạt hành chính về quản lý rừng phát triển rừng, bảo vệ rừng quy định như sau:

"Người có hành vi vận chuyển lâm sản (bao gồm từ thời điểm tập kết lâm sản để xếp lên phương tiện vận chuyển hoặc đã xếp lên phương tiện vận chuyển) không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng hồ sơ không phù hợp với lâm sản thực tế vận chuyển; gỗ không có dấu búa kiểm lâm theo quy định của pháp luật, bị xử phạt như sau: 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau: a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị dưới 5.000.000 đồng; b) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB có giá trị dưới 3.000.000 đồng; c) Gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm dưới 1 m3; d) Gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA dưới 0,7 m3; đ) Thực vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng ngoài gỗ có giá trị dưới 7.000.000 đồng.; e) Sản phẩm chế biến từ gỗ không hợp pháp có giá trị dưới 10.000.000 đồng” (Điều 22).

“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thuộc một trong các trường hợp sau: a) Chủ lâm sản chế biến, kinh doanh, vận chuyển, mua, bán, cất giữ thực vật rừng và bộ phận của chúng (ngoài gỗ), động vật rừng và bộ phận của chúng do gây nuôi có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành về hồ sơ lâm sản và trình tự, thủ tục quản lý; b) Chủ lâm sản khai thác, vận chuyển, mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh gỗ rừng trồng, gỗ vườn nhà, cây trồng phân tán có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành các quy định của pháp luật hiện hành về hồ sơ lâm sản và trình tự, thủ tục quản lý. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thuộc một trong các trường hợp sau: a) Chủ rừng không lập hồ sơ quản lý rừng, sử dụng rừng theo quy định của pháp luật; b) Chủ cơ sở chế biến, kinh doanh, mua, bán lâm sản không ghi chép vào sổ nhập, xuất lâm sản theo quy định của pháp luật; c) Chủ cơ sở nuôi động vật hoang dã có nguồn gốc hợp pháp nhưng không thực hiện đăng ký trại nuôi theo quy định của pháp luật. 3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ lâm sản mua, bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, cất giữ lâm sản có nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp nhưng không chấp hành các quy định của pháp luật về hồ sơ lâm sản và trình tự, thủ tục quản lý. 4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với chủ lâm sản vận chuyển, mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh gỗ rừng tự nhiên có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành các quy định pháp luật về hồ sơ lâm sản và trình tự, thủ tục quản lý. 5. Vi phạm quy định về điều kiện chế biến gỗ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. 6. Hình thức xử phạt bổ sung. Đình chỉ một phần hoạt động chế biến gỗ hoặc tước giấy chứng nhận về điều kiện chế biến gỗ từ 06 đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 5 Điều này”( Điều 24).

Theo như anh (chị) nói thì anh (chị) đi chơi và anh (chị) mua được 5 cái thớt nghiến nhưng lai không có giấy tờ gì. Anh (chị) bị cơ quan kiểm lâm kiểm tra và xử phạt như vậy anh (chị) chỉ vi phạm vào quy định tại khoản 1 Điều 20 Vận chuyển lâm sản trái phép, anh (chị) không phải là chủ lâm sản nên anh (chị) không thể bị xử phạt về hành vi chủ lâm sản vận chuyển trái phép theo quy định tại Điều 24 Nghị định 157/2013 Quy định về xử phạt hành chính về quản lý rừng phát triển rừng

Trong trường hợp này để bảo vệ quyền lợi của mình thì anh (chị) có thể khiếu nại với người trực tiếp ra quyết định xử phạt anh (chị), nếu họ không giải quyết thì anh (chị) có thể khiếu nại nên thủ trưởng của họ hoặc khởi kiện họ theo thủ tục tố tụng hành chính theo quy định của Luật khiếu nại năm 2011

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.