Có nên đăng ký quyền tác giả không?

Điều 49 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009) quy định về đăng kí quyền tác giả quyền liên quan.

Hỏi: Tôi vừa hoàn thành xong cuốn sách về nấu ăn đầu tiên. Đề nghị luật sư tư vấn, tôi có cần thiết phải đăng ký quyền tác giả cho cuốn sách của tôi để được pháp luật bảo vệ hay không? (Diễm Hoa - Vĩnh Phúc)


Luât sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ - Tổng đài (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ - Tổng đài (24/7): 1900 6198


Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:


Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Luật Sở hữu trí tuệ) quy định về đăng kí quyền tác giả quyền liên quan như sau:"1- Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp đơn và hồ sơ kèm theo (sau đây gọi chung là đơn) cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.2- Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Luật này.3- Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại”.


Như vậy, một trong các đặc điểm của quyền tác giả, quyền liên quan là xác lập quyền theo cơ chế bảo hộ tự động. Quyền tác giả, quyền liên quanđược xác lập dựa vào chính hành vi tạo ra tác phẩm của tác giả, người sở hữu quyền liên quan, không phụ thuộc vào thể thức, thủ tục nào.


Do đó, việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, đăng ký quyền tác giả lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng như sau:


"Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại; Thông tin liên quan đến đăng ký quyền tác giả được ghi nhận trong Sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan; công bố trên Công báo về quyền tác giả; công khai trên “Niên giám đăng ký quyền tác giả Việt Nam” hằng năm; và đưa lên trang website quyền tác giả Việt Nam; giúp tác giả dễ dàng tìm kiếm và kiểm tra.;Giấy chứng nhậnđăng ký quyền tác giảđược coi là bằng chứng về quyền tác giả đối với tác phẩm, tạo thuận tiện trong việc khai thác, sử dụng tác phẩm, chuyển quyền sử dụng, chuyển nhượng quyền tác giả, đặc biệt khi có tranh chấp".

Vì vậy, anh (chị) nên đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm của mình tránh trường hợp có tranh chấp phải chứng minh quyền của mình.

Vì sao dịch vụ pháp lý về sở hữu trí tuệ là cần thiết?

Sở hữu trí tuệ tồn tại ở mọi nơi, xung quanh chúng ta. Mọi sản phẩm, dịch vụ chúng ta sử dụng trong cuộc sống hàng ngày đều là kết quả của một chuỗi sáng tạo, chẳng hạn điện thoại Iphone, tivi Samsung, phần mềm Microsoft… Các doanh nhân đang sử dụng và tạo ra rất nhiều quyền sở hữu trí tuệ, phổ biến là tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa, bí mật kinh doanh…

Lưu ý rằng, tài sản sở hữu trí tuệ (tài sản vô hình) có thể chiếm tới 70% giá trị doanh nghiệp. Việc hiểu và xác định đúng tài sản sở hữu trí tuệ giúp chúng ta biết chính xác giá trị của mình, khai thác hiệu quả và có giải pháp phù hợp để tạo lập các giá trị mới.

Tài sản sở hữu trí tuệ cần đánh giá một cách đầy đủ, có hệ thống, từ đó áp dụng pháp luật để thực hiện các biện pháp đăng ký bảo hộ, quản lý và thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

Luật gia Bùi Thị Phượng - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198
Luật gia Bùi Thị Phượng - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198

Lý do khách hàng lựa chọn dịch vụ của Công ty Luật TNHH Everest:

Đội ngũ các luật sư, chuyên gia có kinh nghiệm không chỉ riêng lĩnh vực sở hữu trí tuệ mà còn nhiều lĩnh vực pháp lý khác, chúng tôi có thể hỗ trợ khách hàng giải quyết những vấn đề phức tạp, cần tới nhiều chuyên môn khác nhau.

Hệ thống các đối tác liên quan đến dịch vụ sở hữu trí tuệ như: tư vấn xây dựng thương hiệu, tư vấn doanh nghiệp, marketing, truyền thông… chúng tôi có thể hỗ trợ khách hàng các giải pháp tổng thể.

Mạng lưới chi nhánh, đại lý tại Hà Nội, Hồ Chí Minh…, cùng với việc áp dụng công nghệ, xây dựng các gói dịch vụ pháp lý đa dạng, chúng tôi có thể đáp ứng được nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng với chất lượng tốt, thời gian nhanh và chi phí hợp lý.

Bài viết được thực hiện bởi: Luật gia Bùi Thị Phượng - Phòng Sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest.

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật:1900 6198, E-mail: [email protected].