Quyền lựa chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng theo quy định hiện hành bị giới hạn về ba yếu tố: phạm vi, nội dung pháp luật và hậu quả áp dụng pháp luật nước ngoài và chứng minh pháp luật nước ngoài.
Giới hạn về phạm vi được đặt ra trong trường hợp hợp đồng có đối tượng là bất động sản. Thực tế, quy định này đã được Việt Nam khẳng định trong Bộ luật Dân sự năm 2005, song chưa thực sự rõ nghĩa, mà cần soi chiếu đến những điều khoản khác: “Hợp đồng liên quan đến bất động sản ở Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (khoản 2, Điều 769). Đến Bộ luật Dân sự năm 2005, vấn đề này được sửa đổi, bổ sung theo hướng cụ thể và rõ ràng hơn. Theo đó, khi hợp đồng có đối tượng là bất động sản thì pháp luật áp dụng đối với việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là pháp luật của nước nơi có bất động sản (khoản 4 Điều 683 Bộ luật Dân sự năm 2015). Nói cách khác, các bên không được lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng có đối tượng là bất động sản. Quy định này được đánh giá là hợp lý và phù hợp với tư pháp quốc tế của nhiều nước.
Để khắc phục tình trạng trên, khoản 5, Điều 683 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng”. Theo đó, quyền lựa chọn pháp luật của các bên không bị triệt tiêu, mà chỉ bị giới hạn. Nói cách khác, các bên trong hợp đồng lao động và hợp đồng tiêu dùng vẫn được lựa chọn pháp luật nước ngoài để áp dụng cho hợp đồng của mình. Lựa chọn đó chỉ vô hiệu trong trường hợp pháp luật mà các bên lựa chọn làm ảnh hưởng đến quyền lợi tối tiểu của người lao động và người tiêu dùng Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam. Còn nếu các quy định của pháp luật của nước mà các bên lựa chọn có những quy định ngang bằng hoặc thuận lợi hơn so với pháp luật Việt Nam thì việc lựa chọn pháp luật áp dụng đó là hoàn toàn hợp lý.
Nếu các bên trong hợp đồng không thể thống nhất được về nội dung pháp luật nước ngoài thì Tòa án có thể yêu cầu Bộ Tư pháp, Bộ ngoại giao, cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc thông qua Bộ ngoại giao đề nghị cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam cung cấp pháp luật nước ngoài. Trường hợp việc này không đạt kết quả thì thỏa thuận lựa chọn pháp luật của các bên sẽ không được áp dụng. Thay vào đó, pháp luật áp dụng sẽ là pháp luật Việt Nam.
- Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail: [email protected], [email protected].
Bình luận