-->

Có được ly hôn vắng mặt?

Luật sư tư vấn về việc ly hôn vắng mặt...

Hỏi: Tôi là bị đơn trong vụ kiện li hôn của chồng tôi tức là chồng tôi nộp đơn đòi li hôn với tôi sau khi ăn chơi nợ nần và cặp với người khác bên ngoài. Tòa mời 2 lần tôi lên nhưng vẫn chưa giải quyết ổn vấn đề nợ trong lúc còn chung sống.Sau đó tòa mời thêm 2 lần nửa để hòa giải tôi không lên. Tòa mời thêm 2 lần nửa để xử theo vụ kiện tôi cũng không lên. Và tôi cũng không biết chồng tôi có lên hay không. Vậy nếu cả tôi và chồng tôi đều không lên thì tòa sẽ xử như thế nào có bác bỏ đơn li hôn đó của chồng tôi hay không? Còn ngược lại nếu tôi không lên mà chồng tôi lên thì tòa sẽ xử cho chồng tôi được đơn phương li hôn đúng không? (Thanh Hương - Hải Phòng)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 311 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định:

“Tòa án áp dụng những quy định của Chương này,đồng thời áp dụng những quy định khác của Bộ luật này không trái với những quy định của Chương nàyđể giải quyết những việc dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7 và 8 Điều 26, các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 7 Điều 28, khoản 1 và khoản 4 Điều 30, khoản 3 Điều 32 của Bộ luật này”.

Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp, nhưng có yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự,hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cá nhân, cơ quan, tổ chức khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.

Vì vậy, có thể áp dụng những quy định chung tố tụng dân sự, miễn là những quy định đó không trái với quy định tại chương “Thủ tục giải quyết việc dân sự”. Theo đó, sự vắng mặt của đương sự được giải quyết như sau:

Trong trường hợp tòa triệu tập hợp lệ mà bị đơn không có mặt tại các buổi hòa giải, thì được xem là không hòa giải được, tòa vẫn tiến hành thủ mở phiên tòa theo thủ tục chung.

Cũng theo Điều 199 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 quy định về sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

“1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng Xét Xử hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị Xét Xử vắng mặt.Tòa án thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự biết việc hoãn phiên tòa.2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì Xử lý như sau:a) Nguyên đơn, người đại diện theo pháp luật vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị Xét Xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;b) Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành Xét Xử vắng mặt họ”.

Căn cứ vào quy định trên, trường hợp bạn vắng mặt khi tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất thì tòa sẽ hoãn phiên xét xử. Thời gian hoãn phiên tòa không quá 30 ngày làm việc. Nếu tòa triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt và không có lý do chính đáng thì tòa sẽ tuyên bố xử vắng mặt. Căn cứ xác định thời hạn hoãn phiên tòa:

Điều 208 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 vềthời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa như sau:

“1. Trong trường hợp Hội đồng Xét Xử quyết định hoãn phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 51, khoản 2 Điều 72, các điều 199, 204, 205, 206, 207, 215, khoản 4 Điều 230 và các trường hợp khác theo quy định của Bộ luật này, thì thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm là không quá ba mươi ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa”.

Theo quy định của pháp luật tố tụng, Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án có nghĩa vụ cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác và cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của Bộ luật này

Như vậy, sau khi xét xử vắng mặt và có bản án ly hôn, bạn sẽ được nhận thông báo từ cơ quan tố tụng.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.