-->

Có bị tịch thu tài sản để thay thế khoản nợ khi thi hành án không?

Điều 71 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định về các biện pháp cưỡng chế thi hành án.

Hỏi: Tháng 12/2015, tôi có vay Tín chấp với ngân hàng A ở Hà Nội, khoản vay 53.000.000VNĐ, lãi suất trong hợp đồng ghi rõ 30%/năm, hồ sơ vay dựa trên hđ lao động và mức lương tương ứng. Nhưng từ tháng 05/2016 tôi bị nghỉ việc, giờ cũng đang đi làm tạm, chưa sắp xếp trả nợ được. Số tiền lãi và phạt chậm lãi tới nay gần 13 triệu. Bên Ngân hàng đã triệu tập và tôi đã làm việc với bên đó nhiều lần nhưng chưa thể trả được khoản nợ trên. Bên ngân hàng sẽ đưa đơn ra tòa án dân sự nếu tôi không hoàn thành nghĩa vụ của mình. Vậy kính nhờ luật sư tư vấn giúp tôi: Nếu tòa án phán quyết tôi, bắt buộc phải thi hành án, nhưng tôi không thể có tiền trả nợ, đạt tới mức cưỡng chế thi hành án thì tôi có bị tịch thu tài sản là chủ sở hữu để thay thế không? (Trong hợp đồng của tôi không thấy đề cập tới việc sẽ sử dụng vật để trả thay tiền). (Vĩnh Chính - Thái Bình)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Lương Thị Anh Thư - Tổ tư vấn pháp luật Tố tụng Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật thi hành án dân sự 2008 thì người phải thi hành án có trách nhiệm tự nguyện thi hành án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án.

Trường hợp hết thời gian tự nguyện thi hành án mà người phải thi hành án không thực hiện thì theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án có quyền cưỡng chế thi hành án.

Đồng thời, tại Điều 71 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:

Điều 71. Biện pháp cưỡng chế thi hành án

1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.

2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.

3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.

4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.

5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.

6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.”

Như vậy, trường hợp của bạn, cơ quan thi hành án có quyền cưỡng chế thi hành án theo các biện pháp trên.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật tố tụng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.