-->

Chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng cây hàng năm

Điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản quy định cụ thể tại Điều 4 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT .

Hỏi: Khoản 2 Điều 36 Luật đất đai 2003 đã đổi thành điều nào Luật đất đai 2013? Em cũng đã tìm và thấy tại Điều 11 thông tư 02/2015/TT-BTNMT, nhưng nó không phải là vấn đề em muốn tìm, và điều đặc biệt là khi chuyển đất trồng lúa thành đất trồng cây hằng năm như lạc, đỗ thì em không tìm thấy điều luật nào quy định, vậy quy định tại điều nào? (Giàng My - Nghệ An)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Bảo An- Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest- trả lời:

Khoản 2 Điều 36 Luật Đất đai 2003, quy định: “Trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải đăng ký với văn phòng của tổ chức có thẩm quyền đăng ký quyền sử dụng đất (sau đây gọi chung là văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất) hoặc Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất” .

Như vậy điều luật này được quy định cụ thể hóa trong các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai 2013, trong đó có Thông tư 02/2015/TT-BTNMT;Về trường hợp của bạn muốn chuyển đất trồng lúa thành đất trồng cây hàng năm, bạn có thể tham khảo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP Về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

Điều 4Thông tư 02/2015/TT-BTNMT quy địnhvề chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa như sau:

“1.Điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản: a) Không làm mất đi các điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại: Không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa;\b) Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa của cấp xã (sau đây gọi là kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa); c) Trường hợp trồng lúa đồng thời kết hợp với nuôi trồng thủy sản, cho phép sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng cho nuôi trồng thủy sản, nhưng phục hồi lại được mặt bằng khi chuyển trở lại để trồng lúa.

2.Người sử dụng đất đăng ký chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa với Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét sự phù hợp với các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này khi tiếp nhận bản đăng ký và thống kê theo dõi việc sử dụng đất trồng lúa.

3.Đất trồng lúa được chuyển đổi cơ cấu cây trồng đáp ứng các quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này vẫn được thống kê là đất trồng lúa, trừ diện tích đất trồng lúa được chuyển đổi hoàn toàn sang trồng cây hàng năm hoặc nuôi trồng thủy sản.

4.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể Điều này'.

Như vậy nếu bạn đủ điều kiện quy định trong khoản 1 ở trên thì bạn có thể chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất trồng cây hàng năm.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.