-->

Chưa sang tên đất nhưng đã giữ sổ đỏ vẫn có thể bị mất đất

Luật sư tư vấn pháp luật về rủi ro khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Hỏi: Tôi vừa mua nhà và đất hết là 260 triệu (nhà và đất là 240 triệu, còn 20 triệu là tiền sang tên giấy tờ), sau khi thỏa thuận đôi bên có người làm chứng và có viết giấy tay và tờ mua bán có chữ ký bên bán (giấy tay và tờ mua bán đều không có công chứng) đã giao cho bên bán 230 triệu và sau khi sang tên xong thì đưa 30 triệu còn lại. Nhưng bên bán đi làm ăn đến nay đã 1 năm và bên tôi còn giữ sổ đỏ bản gốc, giấy chứng minh và sổ hộ khẩu bản sao của bên bán. Vậy cho tôi hỏi như sau: Bên bán có thể làm lại sổ đỏ dù cho tôi đang giữ bản gốc được hay không? (Nguyễn Linh Giang - Thái Bình)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Ánh Vân - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Trong trường hợp của bạn, theo quy định của Luật đất đai 2013 việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải lập thành văn bản và có công chứng, như vậy, trường hợp của bạn hiện nay rất bất lợi.
Về việc người bán muốn làm lại sổ đỏ trong khi bạn vẫn đang giữ sổ đỏ là có khả năng vì theo quy định tại điều 77 nghị định 43/2014/NĐ-CP:
"Điều 77. Cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất
1. Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.
……
2. Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc kể từ ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với trường hợp của tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.
3. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Nghị định này ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã".
Hiện nay, trong trường hợp đã 1 năm bạn không liên lạc được với người bán, bạn nên đến Ủy ban nhân dân xã đang quản lý diện tích đất bạn đã giao dịch xem người bán có thực hiện thủ tục cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa. Nếu việc cấp lại sổ đỏ đã được thực hiện, bạn có thể khởi kiện lên Tòa án nhân dân với nội dung yêu cầu tuyên bố giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu để nhận lại tiền chuyển nhượng.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.