-->

Cảnh sát cơ động có quyền xử phạt vi phạm giao thông không?

vi phạm giao thông

Hỏi: Tối hôm qua trên đường đi làm về, tôi và anh trai bị Cảnh sát cơ động tỉnh H.Y giữ lại kiểm tra. Khi tôi có đưa bằng lái xe cùng các giấy tờ liên quan ra cho các anh Cảnh sát cơ động kiểm tra.

Lỗi của chúng tôi là bảo hiểm xe máy đã quá hạn. Cảnh sát cơ động phạt chúng tôi 200.000 đồng. Do chúng tôi không mang theo tiền trong người, nên để lại bằng lái xe của anh trai tôi và xin về nhà lấy tiền đến nộp phạt.Khi chúng tôi quay lại (chỉ sau khoảng 15 phút sau) thì các đội Cảnh sát cơ động đã bỏ về và cầm theo bằng lái xe của anh tôi. Trong khi đó, chúng tôi còn chưa nhận được biên bản xử phạt. Vậy chúng tôi phải làm gì để lấy lại Bằng Lái xe của anh trai tôi? Cho tôi hỏi, cách làm việc củaCảnh sát cơ độngnhư vậy có đúng luật không? (Hà Nam - Hưng Yên)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Chiến Trung - Tổ tư vấn pháp luật giao thông Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

Tại Khoản 4, Điều 68 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 "Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt" có quy định lực lượng thẩm quyền xử phạt của CSCĐ đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (Kể cả xe máy điện) các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện các hành vi vi phạm sau đây: "Điều 6, Khoản 2, mức phạt 90.000: e) Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định".

- "Điều 6, Khoản 3, mức phạt 150.000: a) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường; đ) Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 (ba) xe trở lên ở lòng đường, trên cầu, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật; e) Bấm còi, rú ga liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định; h) Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, trên cầu, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt; i) Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ; k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; l) Chở theo 02 (hai) người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; o) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông".

- "Điều 6, Khoản 4, mức phạt 300.000: b) Chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe; (Tước GPLX 1 tháng); c) Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng; (Tước GPLX 1 tháng); đ) Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép; e) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc; g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố; i) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định; (Tước GPLX 1 tháng); k) Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người ngồi trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác; m) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông. (Tước GPLX 1 tháng)".

- "Điều 6, Khoản 5, mức phạt 750.000: b) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở; (Tước GPLX 1 tháng; tạm giữ phương tiện 7 ngày); d) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ; đ) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ".

- "Điều 6, Khoản 6, mức phạt 2.500.000: a) Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy; (Tước GPLX 2 tháng); b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ; (Tước GPLX 2 tháng; tạm giữ phương tiện 7 ngày); e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (Tước GPLX 2 tháng; tạm giữ phương tiện 7 ngày)".

- "Điều 6, Khoản 7, mức phạt 6.000.000; Nếu gây TNGT hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ thì mức phạt là 12.000K (mười hai triệu): a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; (Tước GPLX 2 tháng; tạm giữ phương tiện 7 ngày); b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị; (Tước GPLX 2 tháng; tạm giữ phương tiện 7 ngày); c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh; (Tước GPLX 2 tháng; tạm giữ phương tiện 7 ngày); d) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định. (Tước GPLX 2 tháng; tạm giữ phương tiện 7 ngày)".

- "Điều 6, Khoản 9, mức phạt 2.500.000: Đối với người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy. (Tước GPLX 24 tháng; tạm giữ phương tiện 7 ngày)".

- "Điều 34, Khoản 1, mức phạt 1.500.000: a) Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép".

- "Điều 34, Khoản 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép".

- "Điều 46, Khoản 3, mức phạt 150.000: Dừng xe, đỗ xe trong phạm vi đường ngang, cầu chung; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường khi đi qua đường ngang, cầu chung".

- "Điều 46, Khoản 4, mức phạt 300.000: Vượt rào chắn đường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung".

Như vậy, lực lượngCảnh sát cơ độngkhông có thẩm quyền xử phạt với một số lỗi thông dụng như: Không bật đèn chiếu sáng khi trời tối; Các lỗi về giấy tờ xe; Chuyển làn, hướng không có tín hiệu (không xi nhan), chạy quá tốc độ quy định (nếu 1 xe, không phải đua), Xe không gương chiếu hậu bên trái... Và theo như quy định nêu trên, cảnh sát cơ động sẽ không có thẩm quyền phạt đối với hành vi mua bảo hiểm quá hạn của anh cũng như không có thẩm qyền được giữ bằng lái xe của anh khi anh không nộp tiền phạt. Trường hợp này, anh nên khiếu nại tới thủ trưởng cơ quan cảnh sát cơ động để được giải quyết.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật giao thông mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.