-->

Các trường hợp được giám định lại thương tật

Thương binh đã giám định có vết thương sau đây tái phát thì được giám định lại: Vết thương sọ não bị khuyết xương sọ hoặc còn mảnh kim khí trong sọ gây biến chứng dẫn đến rối loạn tâm thần hoặc liệt....

Hỏi: Bố tôi lúc trước tham gia kháng chiến bị mìn nổ ngay vùng mặt. Sau kháng chiến, bố tôi được chế độ chính sách hạng 3/4, thời gian lúc đó mắt bố vẫn nhìn thấy bình thường. Một năm gần đây mắt bố tôi nhìn mờ đi, không nhìn rõ được những vật trước mặt. Bố tôi đi khám nhiều nơi bác sĩ đều chuẩn đán là do ảnh hưởng của chất thuốc nổ lúc trước làm ảnh hưởng đến dây thần kinh thị lực, bác sĩ không dám can thiệp phẫu thuật vì sợ bị nhiễm trùng. Đề nghị Luật sư tư vấn, bố tôi có làm hồ sơ xin giám định lại thương tật được không? (Lê Trọng Đạt - Vĩnh Phúc)

c

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Tâm - Tổ tư vấn pháp luật hành chính của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 30 Nghị định 31/2013/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 09 tháng 04 năm 2013 quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng quy định về việc giám định lại thương tật như sau:

1. Người bị thương được kết luận thương tật tạm thời thì sau ba năm được giám định để xác định tỷ lệ thương tật vĩnh viễn.

2. Người bị thương đã giám định thương tật mà bị thương tiếp thì được giám định bổ sung và tổng hợp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ ưu đãi.

3. Người bị thương đã giám định thương tật nhưng còn sót vết thương chưa giám định thì được giám định bổ sung và tổng hợp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ ưu đãi.

4. Thương binh đã giám định có vết thương sau đây tái phát thì được giám định lại:

a) Vết thương sọ não bị khuyết xương sọ hoặc còn mảnh kim khí trong sọ gây biến chứng dẫn đến rối loạn tâm thần hoặc liệt;

b) Vết thương thấu phổi gây biến chứng dày dính màng phổi hoặc xẹp phổi dẫn đến phải cắt phổi hoặc thùy phổi;

c) Vết thương ở tim dẫn đến phải phẫu thuật;

d) Vết thương ổ bụng: Dạ dày hoặc ruột gây biến chứng ở dạ dày hoặc dính tắc ruột phải phẫu thuật;

đ) Vết thương ở gan; mật, lách; tụy hoặc thận gây biến chứng phải phẫu thuật;

e) Vết thương ở cột sống biến chứng gây liệt hoặc rối loạn cơ tròn đại tiểu tiện không tự chủ;

g) Các vết thương ở tay hoặc ở chân tái phát phải phẫu thuật cắt đoạn chi;

h) Vết thương ở mắt tái phát dẫn đến mù mắt; vết thương ở tai gây mất hoàn toàn sức nghe hai tai.

5. Không giám định lại những trường hợp sau:

a) Thương binh đã được giám định do vết thương cũ tái phát;

b) Thương binh loại B".

Như vậy, theo quy định của pháp luật, thương binh đã giám định có vết thương ở mắt tái phát dẫn đến mù mắt thì được giám định lại. Do đó, trường hợp bố của anh (chị) có thể làm hồ sơ để xin giám định lại thương tật.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.