-->

Các nguyên tắc cơ bản khi lựa chọn nhãn hiệu

Khi lựa chọn hoặc sáng tạo một nhãn hiệu mới, cần phải cân nhắc một loạt vấn đề mà có thể liên quan đến các yếu tố như ngôn ngữ, văn hóa xác định ý nghĩa của màu sắc,...

Nội dung của nhãn hiệu phải thể hiện rõ ràng mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy, có nguyên tắc cơ bản nào để xây dựng một thương hiệu mới không?
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Khi lựa chọn hoặc sáng tạo một nhãn hiệu mới, cần phải cân nhắc một loạt vấn đề mà có thể liên quan đến các yếu tố như ngôn ngữ, văn hóa xác định ý nghĩa của màu sắc, các tiêu chuẩn kỹ thuật để in hay số hóa nhãn hiệu và tất nhiên, tất cả điều kiện pháp lý phát sinh từ pháp luật liên quan đến nhãn hiệu và thực tiễn trên lãnh thổ hoặc các lãnh thổ có liên quan.

Nếu nhãn hiệu được sử dụng ở cấp độ quốc tế thì việc sáng tạo ra hoặc lựa chọn một nhãn hiệu mà không có ý nghĩa hoặc không có một ý nghĩa tiêu cực trong bất kỳ ngôn ngữ có liên quan nào thực sự là một thách thức lớn. Để tiết kiệm thời gian hoặc tiền bạc thì vấn đề này cần phải được giải quyết một cách triệt để trước khi quảng bá sản phẩm. Trên thực tế, do mất khá nhiều thời gian để "phê duyệt một nhãn hiệu được đề xuất” và đăng ký nó làm nhãn hiệu, nên quá trình này thường bắt đầu ngay ở giai đoạn ban đầu của quá trình phát triển sản phẩm.

Không có những nguyên tắc cố định và nhanh chóng để sáng tạo hoặc lựa chọn một từ ngữ để sử dụng làm nhãn hiệu, nhưng các vấn đề liệt kê dưới đây sẽ rất hữu ích để bắt đầu việc lựa chọn hoặc sáng tạo một nhãn hiệu.

Một là về yêu cầu pháp lý

Kiểm tra xem nhãn hiệu được sáng tạo hoặc được lựa chọn có thỏa mãn tất cả các cơ sở tuyệt đối hoặc các điều kiện pháp lý để làm nhãn hiệu không.

Hai là về điều kiện về ngôn ngữ

Hãy chắc chắn rằng từ ngữ được lựa chọn làm nhãn hiệu phải dễ đọc, dễ đánh vần, dễ nhớ, dễ tìm và phù hợp đối với tất cả các loại phương tiện quảng cáo truyền thông. Nhãn hiệu không nên là các từ ngữ phổ biến, có tính tán thưởng hoặc mô tả về sản phẩm mang nhãn hiệu.


Tra cứu nhãn hiệu nhằm bảo đảm rằng nhãn hiệu được lựa chọn không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã có trong loại hàng hóa tương tự. Nhìn chung, nên thực hiện việc tra cứu cho ít nhất ba nhãn hiệu đã được tạo ra hoặc lựa chọn khác nhau. Việc tra cứu này sẽ được thực hiện trên tất cả các cơ sở dữ liệu nhãn hiệu có liên quan, các bộ từ điển nhằm tìm ra các từ có cách viết hoặc phát âm tương tự trong tất cả các ngôn ngữ có liên quan, và xem xét các nhãn hiệu đang được sử dụng thực tế trên các thị trường có liên quan, kể cả nhãn hiệu nổi tiếng.

Bốn là về ý nghĩa của nhãn hiệu

Cần chắc chắn rằng nhãn hiệu đã được lựa chọn không có bất kỳ ý nghĩa nào ngoài mong muốn hoặc tiêu cực trong bất kỳ ngôn ngữ có liên quan nào tại thị trường trong nước hoặc xuất khẩu.

Năm là về tên miền

Cần kiểm tra sự tồn tại của các tên miền giống với nhãn hiệu được đã được tạo ra hoặc lựa chọn (nghĩa là tên địa chỉ Internet).

Sáu là các từ ngữ dễ dàng được chấp nhận làm nhãn hiệu

i) Từ tự tạo và từ tùy chọn

- Từ tự tạo: Sự lựa chọn thông thường nhất về từ ngữ được đăng ký làm nhãn hiệu là các từ không có nghĩa (vô nghĩa) và tự sáng tạo hay còn gọi là từ tự tạo. Một ví dụ nổi tiếng là KODAK.

- Từ tùy chọn: Giống như từ tự tạo, một từ tùy chọn được sử dụng làm nhãn hiệu không mô tả hoặc gợi ý về thuộc tính bất kỳ của sản phẩm có liên quan. Ví dụ, ELEPHANT (CON VOI) để tiếp thị điện thoại di động, RAINBOW (CẦU VỒNG) cho tổ chức làm du lịch, hoặc CHAOS cho máy giặt. Mặt khác, việc sử dụng từ tự tạo hoặc tùy chọn làm nhãn hiệu thường đòi hỏi sự đầu tư ban đầu cao cho việc quảng cáo nhằm tạo ra nhận thức của người tiêu dùng về mối liên hệ giữa sản phẩm và nhãn hiệu.

ii) Từ có tính chất gợi ý

Một từ có tính chất gợi ý được sử dụng làm nhãn hiệu để gợi ý về sản phẩm hoặc một số thuộc tính của sản phẩm. Điều này làm cho nhãn hiệu được sử dụng một cách dễ dàng trong bất kỳ hình thức quảng cáo nào. Ngoài ra, người tiêu dùng có thể dễ dàng nhớ được một từ có tính chất gợi ý hơn là một từ tự tạo hoặc tùy chọn. Airbus, Nescafe và SWATCH (đồng hồ Thụy Sỹ) là những ví dụ về các nhãn hiệu có tính gợi ý.

Luật gia Bùi Thị Phượng - Phòng Sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1900 6198, tổng hợp.

Khuyến nghị:
  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected], [email protected].