-->

Các hình thức nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty tại Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty Việt Nam hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;

Căn cứ các quy định của Luật Đầu tư 2014, Luật Doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư 2014, Luật Doanh nghiệp 2014 , quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty Việt Nam (Công ty Việt Nam được hiểu là công ty được thành lập tại Việt Nam bao gồm: Công ty 100% vốn chủ sở hữu là người Việt Nam và Công ty có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam) được quy định và thực hiện như sau:

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Thứ nhất, hình thức của các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam

Hình thức đầu tư trực tiếp

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế: nhà đầu tư nước ngoài được thành lập tổ chức kinh tế có 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữanhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư Việt Nam.

Đầu tư theo hợp đồng: nhà đầu tư nước ngoài khi tiến hành hoạt động đầu tư theo hình thức này có thể ký kết các loại hợp đồng như hợp đồng hợp tác kinh doanh(BCC), hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng-chuyển giao- kinh doanh (BTO) hoặc hợp đồng xây dựng- chuyển giao (BT).

Đầu tư phát triển kinh doanh: nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư phát triển kinhdoanh thông qua các hình thức như mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, năng lực kinhdoanh; đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.

Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư: tỷ lệ vốn góp,mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài đối với một số ngành nghề do Chính phủ quy định. Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp và các hình thức đầu tư trực tiếp khác theo qui định của pháp luật.

Hình thức đầu tư gián tiếp

Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu, cácgiấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các chế định tài chính trunggian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư thông qua mua, bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác của tổ chức, cá nhân và thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp theo qui định của pháp luật về chứng khoán và các quy định của pháp luật có liên quan.

Thứ hai, điều kiện nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam phải tuân thủ hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty Việt Nam không hạn chế trừ các trường hợp như sau:

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết, công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán;

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không phải là công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán, các quỹ đầu tư, doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Với các quy định trên của nhà nước, ngoài việc ưu tiên cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhà nước còn đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư trong nước, việc này vừa thúc đẩy hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, vừa không tạo ra tâm lý hoang mang cho các nhà đầu tư trong nước. Những chế định trên đây được cho là phù hợp với nền kinh tế lúc bấy giờ.

Thứ ba, thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty Việt Nam trong các trường hợp:

Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào công ty Việt Nam hoạt động trong ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài;

Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của công ty Việt Nam.

Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào công ty Việt Nam:

1-Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;

2-Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức.

Như vậy, luật Đầu tư năm 2014 đã có nhiều điểm mới về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Với mục tiêu tạo bước chuyển biến mới về cải cách thủ tục hành chính trong thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh góp phần tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện để các nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư với thủ tục đơn giản hơn và chi phí thấp hơn.

Luật gia Nguyễn Thị Tâm - Phòng tư vấn doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1900 6198, sưu tầm, tổng hợp.

Khuyến nghị:
  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198, E-mail:[email protected],[email protected]