-->

Bị tố cướp giật dây chuyền trong lúc xô xát với người khác, phải làm thế nào?

Hành vi khách quan của tội cướp giật tài sản là lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản để nhanh chóng giật lấy tài sản và chiếm đoạt tài sản đó.

Hỏi: Tháng trước tôi có xô xát với một người. Mọi việc đã giải quyết ổn thỏa ngay lúc đó. Nhưng nay người ta lại đòi kiện tôi vì lí do khi xô xát với tôi, người ta bị rơi mất một sợi dây chuyền vàng. Những người chứng kiến vụ xô xát có thể làm chứng rằng tôi không lấy sợ dây chuyền đó. Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi có phạm tội cướp giật tài sản không? (Đặng Tâm - Tp Hồ Chí Minh)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Trần Bá Đông - Tổ tư vấn pháp luật Hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 136 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về tội cướp giật tài sản như sau: “1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm; đ) Hành hung để tẩu thoát; e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%; g) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; h) Gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%; b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc làm chết người; b) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng”.

Điều luật trên không mô tả cụ thể hành vi khách quan của tội cướp giật tài sản nhưng chúng ta có thể hiểu hành vi khách quan của tội này là: lợi dụng sơ hở của người quản lý tài sản để nhanh chóng giật lấy tài sản và chiếm đoạt tài sản đó. Theo đó, nếu như anh (chị) không có hành vi cướp giật sợi dây chuyển và qua quá trình điều tra của cơ quan điều tra xác minh sự thật khách quan là anh (chị) hoàn toàn không có hành vi trên thì anh (chị) không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp giật tài sản. Nếu kết quả điều tra cho thấy anh (chị) có hành vi trên và đủ cấu thành tội phạm thì anh (chị) sẽ bị truy cứu theo điều luật trên.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.