Luật sư tư vấn giải quyết việc vay nợ nhưng sau đó không có tiền trả, bị người cho vay tố cáo lừa đảo.
Hỏi: Tôi làm shipper cho một chị bán đồ ăn. Thời gian làm, tôi lỡ làm mất tiền và hàng nên phải viết giấy vay nợ gần 8.000.000 đồng. Sau đó, tôi không thể làm nữa vì lý do xe hư nên đành phải gửi tiền và hàng qua tay shipper khác để chuyển về cho chị ấy.Nhưng xui thay, tôi lại bị mất lần nữa. Tổng cộng tôi thiếu chị đó là 12.000.000 đồng. Vừa qua khi qua trả tiền thì chị bảo là làm mất giấy tờ tay đó rồi. Tiền trả không đủ nên tôi đưa luôn chiếc điện thoại của mình cho chị ấy. Nhưng khoảng 02 tuần sau, chị ấy gửi cho tôi bản tố cáo tôi lừa gạt số tiền 12.000.000 đồng. Bây giờ, tôi phải làm sao? (Hữu Quang - Hải Phòng)
Luật gia Nguyễn Hoài Thu - Tổ tư vấn pháp luật dân sựcủa Công ty Luật TNHH Everest- trả lời:
Điều 139 Bộ luật hình sự quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau: "1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng; g) Gây hậu quả nghiêm trọng.3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm".
Như vậy, các dấu hiệu của tội phạm gồm:
1. Chủ thể
- Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 1, 2 Điều 139 thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
- Phạm tội trong trường hợp quy định tại Khoản 3, 4 Điều 139 thì người phạm tội phải đủ 14 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
2. Khách thể
Quan hệ sở hữu
Nếu sau khi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt có hành vi chống trả để tẩu thoát gây chết hoặc làm bị thương người khác thì có thể bị truy cứu them trách nhiệm hình sự về tội khác.
3. Mặt khách quan của tội phạm
- Hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạn gian dối. Thủ đoạn gian dối ở đây là đưa ra những thông tin không đúng sự thật để đánh lừa người khác. Hành vi này có thể thông qua lời nói; xuất trình giấy tờ giả mạo; giả danh cán bộ; giả danh tổ chức ký kết hợp đồng.
Lưu ý:Gian dối là đặc trưng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng không phải mọi hành vi gian dối đếu cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
- Hậu quả: Người phạm tội đã chiếm được tài sản (hoặc giữ được tài sản trong trường hợp dùng thủ đoạn gian dối trao tài sản nhưng lại không trao)
Ngoại lệ:Tài sản từ 2 triệu đồng trở lên, nếu có giá trị rất lớn như ô tô, xe máy, máy tính… thì dù người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản thì vẫn bị coi là phạm tội
4. Mặt chủ quan của tội phạm
- Lỗi cố ý
- Mục đích: chiếm đoạt tài sản; thực hiện được thủ đoạn gian dối (mong muốn người khác tin mình)
Trong trường hợp của bạn, rõ ràng hành vi của bạn không cấu thành tội phạm nên bạn không thể bị tố cáo tội lừa gạt tiền của chị ý được. Bạn làm mất tiền của chị ý thì theo quy định của pháp luật bạn phải đền bù cho chị ý. Nhưng vì chưa có tiền nên bạn đã dùng điện thoại của mình trả cho chị ý. Nhưng bây giờ chị ý lại tố cáo bạn tội lừa đảo đảo chiếm đoạt số tiền của chị ý. Vì bạn không vi phạm quy định của Luật hình sự nên bạn sẽ chỉ phải có trách nhiệm dân sự là trả tiền cho chị ý. Không biết bạn đã thỏa thuận với chị ý những gì nhưng nếu việc bạn đưa điện thoại của mình cho chị ý và chị ý đồng ý thì chị ý không thể kiện bạn tồi lừa đảo chiếm đoạt tiền được.Theo quy định của pháp luật thì khi bạn làm mất tiền của chị ý thì bạn phải có nghĩa vụ trả lại số tiền do mình đã làm mất. Tuy nhiên nếu chưa có tiền thì bạn có thể thay thế bằng việc thục hiện nghĩ vụ khác nhưng phải dược chị ý đồng ý.
Như vậy điều quan trọng với bạn bây giờ là bạn cần phải thỏa thuận lại với chị ấy rằng bạn đã dùng chiếc điện thoại của mình để thay thế nghĩa vụ trả tiền và chị ý đã đồng ý nhận rồi. Còn nếu chị ý đã nhận mà vẫn tố cáo bạn thì bạn có quyền phản tố theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định tại Điều 176 Bộ luật tố tụng dân sự như sau: "1. Cùng với việc phải nộp cho Toà án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện thì bị đơn có quyền yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn.2. Yêu cầu phản tố của bị đơn đối với nguyên đơn được chấp nhận khi có một trong các trường hợp sau đây: a) Yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn; b) Yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn; c) Giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn có sự liên quan với nhau và nếu được giải quyết trong cùng một vụ án thì làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn."
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6218, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật dân sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận