-->

Bán thuốc giả, có thể bị đối mặt với án tử hình

Điều 6 Luật Dược 2016 nghiêm cấm các hành vi kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc giả, kém chất lượng. Tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng mà hành vi buôn bán thuốc giả, kém chất lượng có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Theo điều 194 Bộ luật Hình sự 2015, người buôn bán, sản xuất tân dược giả sẽ bị phạt thấp nhất hai năm tù.

Điều 6 Luật Dược 2016 nghiêm cấm các hành vi kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc giả, kém chất lượng. Tùy theo tính chất, mức độ nghiêm trọng mà hành vi buôn bán thuốc giả, kém chất lượng có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật hình sự - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài (24/7): 1900 6198

Về xử phạt hành chính:

Theo quy định tại khoản 1, 2 điều 11 Nghị định 185/2013 ngày 13/11/2013, hành vi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 50 triệu đồng tùy theo số lượng giá trị của hàng thật. Với hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh cho người mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì mức phạt này có thể gấp hai lần.

Người thực hiện hành vi này còn có thể bị tịch thu tang vật, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề 6-12 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Biện pháp khắc phục hậu quả với hành vi buôn bán thuốc giả là buộc tiêu hủy tang vật, buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất hàng giả đối với hành vi nhập khẩu hàng giả; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm và buộc thu hồi tiêu hủy hàng giả đang lưu thông trên thị trường.

Về xử lý trách nhiệm hình sự:

Người có hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, quy định tại điều 194 Bộ luật Hình sự 2015 với hình phạt thấp nhất là hai năm tù, cao nhất là tử hình. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền 20-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Đối với pháp nhân thương mại có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh tùy theo mức độ vi phạm có thể bị phạt tiền từ 01 tỷ đến 20 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn 01 năm đến 03 năm.

Trong trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra thì có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền 100-300 triệu đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn 1-3 năm.