Ai là người đại diện theo pháp luật và hạn chế của công ty hợp danh?

Chúng tôi muốn thành lập một công ty hợp danh. Cho tôi hỏi những ai có quyền trở thành người đại diện theo pháp luật và những thành viên hợp danh có những hạn chế gì không?

Hỏi: Chúng tôi muốn thành lập một công ty hợp danh. Cho tôi hỏi những ai có quyền trở thành người đại diện theo pháp luật và những thành viên hợp danh có những hạn chế gì không?
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

>>>Luật gia Trần Thị Huyền - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Căn cứ theo khoản 1 điuè 179 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về điều kiện kinh doanh của công ty hợp danh
Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó.
Căn cứ theo điều 175 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về hạn về quyền đối với thành viên hợp danh
"Điều 179 Hạn về quyền đối với thành viên hợp danh
1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
2. Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
3. Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại."
Như vậy, tất cả các thành viên hợp danh trong công ty hợp danh đều trở thành người đại diện theo pháp luật của công ty, Tuy nhiên thành viên hợp danh có một số hạn chế như sau:
- Không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác nếu không được sự đồng ý của thành viên hợp danh khác
- Không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác
- Không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại
Ngoài ra, thành viên hợp danh của công ty hợp danh còn có một số hạn chế như sau:
- Chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty
- Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty.


Khuyến nghị:

1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyêngia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.

2. Nội dung tư vấn phápluật doanh nghiệpmà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vịchỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.

3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửađổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảonhững thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.