-->

Tư vấn giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu

Không được sử dụng các nhãn hiệu sản phẩm của các công ty, tập đoàn đã được bảo hộ để quảng cáo trên bảng hiệu cơ sở của mình nếu không được sự cho phép của chủ sở hữu.

Hỏi: Đầu năm 2017 Công ty H phát hiện nhà máy T tự ý sử dụng nhãn hiệu hàng hóa của mình đã được cấp bằng bảo hộ để in trên các bảng hiệu quảng cáo của nhà máy. Đồng thời, nhà máy T tự ý sử dụng logo của Công ty H để in trên mẫu bảng chào giá của cơ sở nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh, mặc dù không được sụ đồng ý của công ty H bằng văn bản. Sau khi phát hiện Công ty H có văn bản yêu cầu nhà máy T gỡ bỏ bảng hiệu nhưng nhà máy vẫn tiếp tục vi phạm. Tìm hiểu thực tế, Công ty H phát hiện nhà máy T không chỉ sử dụng nhãn hiệu và logo mà còn sử dụng nhãn hiệu tốn của công ty để làm kệ trưng bày sản phẩm nhằm quảng cáo cho hoạt động kinh doanh. Lúc này Công ty H buộc phải khởi kiện ra tòa yêu cầu nhà máy T dừng mọi hoạt động xâm phạm của mình lại. Tại buổi hòa giải, chủ nhà máy T cho rằng do trước đó nhà máy có mua cuộn tôn và mua sắt hộp của Công ty H về bán nên nhà máy được phép sử dụng nhãn hiệu của Công ty H để giới thiệu khách hàng. Vậy cho tôi hỏi việc công ty H khởi kiện nhà máy T là đúng hay sai? (Lệ Dương - Bắc Cạn)



Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Lê Thị Quỳnh - Tổ tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Căn cứ vào những thông tin mà chị đã cung cấp thì có thể thấy việc nhà máy T cho rằng có kinh doanh các sản phẩm của Công ty H thì được sử dụng nhãn hiệu của Công ty H là không đúng. Bởi lẽ, Công ty H là chủ sở hữu các nhãn hiệu, logo đã được đăng ký bảo hộ.


Theo quy định tại khoản 1 Điều 123 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 thì Công ty H có các quyền sau:

“a) Sử dụng, cho phép người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tạiĐiều124 và Chương X của Luật này;

b) Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tạiĐiều125 của Luật này;

c) Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Chương X của Luật này”.

Việc nhà máy T có kinh doanh sản phẩm của Công ty H cũng không đương nhiên làm phát sinh quyền sử dụng đối với nhãn hiệu hàng hóa của Công ty H. Cho nên, nếu nhà máy T sử dụng nhãn hiệu hàng hóa của Công ty H thì phải được sử cho phép của Công ty H.

Theo điểm a khoản 1 Điều 129 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý:

“ Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danhmụcđăng ký kèm theo nhãn hiệu đó”.

Từ đó, có thể khẳng định rằng nhà máy T có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của chủ sở hữu là Công ty H.

Do đó, việc khởi kiện của Công ty H buộc nhà máy T là hoàn toàn đúng pháp luật. Theo đó nhà máy T cần chấm dứt hành vi sử dụng nhãn hiệu của Công ty H in trên bảng quảng cáo trước nhà máy; dỡ bỏ các bảng quảng cáo, bảng hiệu có sử dụng nhãn hiệu của Công ty H; chấm dứt hành vi sử dụng các nhãn hiệu của Công ty H in trên bảng chào giá của nhà máy T và nhà máy T có trách nhiệm tiêu hủy tất cả những bảng chào giá và các chứng từ khác có in các nhãn hiệu thuộc sở hữu của Công ty H.

Có thể nói câu hỏi của chị đã phần nào phản ánh tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam hiện nay. Đây có thể xem là bài học cảnh báo cho các chủ cơ sở, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.Cụ thể là không được sử dụng các nhãn hiệu sản phẩm của các công ty, tập đoàn đã được bảo hộ để quảng cáo tren bảng hiệu cơ sở của mình nếu không có được sự co phép của chủ sở hữu. Những chủ cơ sở, doanh nghiệp nào cố tình sử dụng nhãn hiệu, logo của công ty, tập đoàn đã được đăng ký bảo hộ thì sẽ bị pháp luật xử lý.

Khuyến nghị:


  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.