-->

Lái xe gây chết người có phải ngồi tù không?

Căn cứ vào lỗi gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác mà người điều khiển phương tiện giao thông gây hậu quả chết người có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?

Hỏi: Trên đường đi làm về tôi đã đâm phải một cô tầm khoảng 40 tuổi. Hậu quả là cô ấy chết tại chỗ. Vậy Luật sư cho tôi hỏi, tôi có phải ngồi tù không? (Vũ Văn Hiệp - Bắc Ninh)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Phương - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Điều 202 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bố sung năm 2009) quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ như sau:

“1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Như vậy, để xét trách nhiệm hình sự của người gây tai nạn giao thông dẫn đến hậu quả là làm chết người căn cứ vào lỗi gây thiệt hại. Vì thế sẽ xảy ra hai trường hợp:

Trường hợp 1: Anh (chị) không có lỗi khi điều khiển phương tiện giao thông. Khi đó, anh (chi) không phải chịu trách nhiệm gì và cũng không phải bồi thường.

Trường hợp 2: Anh (chị) có lỗi khi điều khiển phương tiện giao thông. Khi đó, anh (chị) sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) như trên. Ngoài ra, anh (chị) còn phải chịu trách nhiệm về dân sự và hành chính nếu anh (chị) vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông và gây hậu quả chết người.

Do đó, tùy vào lỗi của anh (chị) là có lỗi hay không có lỗi khi điều khiển phương tiện giao thông để xét trách nhiệm của anh (chị) khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây hậu quả chết người.


Khuyến nghị:
  1. Để nhận được những tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198 hoặc E-mail: [email protected]
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.