-->

Gây tai nạn giao thông, bồi thường thiệt hại như thế nào?

Vấn đề bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm do các bên tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được, có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Bồi thường thiệt hại ở đây bao gồm bồi thường thiệt hại về vật chất và bồi thường thiệt hại về tinh thần.

Hỏi: Bố tôi bị tai nạn giao thông do lỗi của xe đi đằng trước chở hàng cồng kềnh, chuyển hướng không bật xi nhan. Bố tôi phải vào viện điều trị mất một tuần. Đề nghị luật sư tư vấn, mức bồi thường thiệt hại mà bên gây tai nạn phải chịu? (Đức Tâm - Nam Định)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật giaPhan Thùy Dung-ng ty LuậtTNHH Everest - trả lời:

Chúng tôi trích dẫn một số quy định của pháp luật có liên quan để anh chị tham khảo, như sau:

Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

- Nguyên tắc bồi thường thiệt hại:“1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.” (Điều 605).

Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:"1.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: Tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X-quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu... theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).1.2. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khỏe bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó. 1.3. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị....1.5. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm."

Như vậy, theo như thông tin anh (chị) cung cấp, tai nạn giao thông xảy ra do lỗi của người điều khiển phương tiện giao thông đi đằng trước. Do đó, người gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Vấn đề bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm trước tiên do các bên tự thỏa thuận, nếu các bên không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Bồi thường thiệt hại ở đây bao gồm bồi thường thiệt hại về vật chất và bồi thường thiệt hại về tinh thần. Các khoản bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được quy định chi tiết tại Mục II Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật giao thông mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.