-->

Địa vị pháp lý hành chính của uỷ ban nhân dân các cấp trong cơ quan hành chính nhà nước

Tương ứng với từng đơn vị hành chính - lãnh thổ, các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương bao gồm: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; uỷ ban nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh, quận và thị xã; uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Theo Hiến pháp năm 1992 nước ta có ba cấp hành chính như sau: (i)Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; (ii)Huyện, thành phố thuộc tỉnh, quận và thị xã; (iii)Xã, phường, thị trấn.

Thạc sĩ, Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198
Thạc sĩ, Luật sư Phạm Ngọc Minh - Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn (24/7): 1900 6198

Tương ứng với từng đơn vị hành chính - lãnh thổ, các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương bao gồm: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; uỷ ban nhân dân huyện, thành phố thuộc tỉnh, quận và thị xã; uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và các ban thuộc uỷ ban nhân dân cấp xã không phải là cơ quan hành chính nhà nước mà chỉ là các cơ quan thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành giúp uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lí nhà nước.

Uỷ ban nhân dân các cấp là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, có vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy chính quyền địa phương. Uỷ ban nhân dân do cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp lập ra vì vậy chúng được xác định là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, thực hiện chức năng quản lí nhà nước trên mọi lĩnh vực trong phạm vi địa giới hành chính nhất định. Chúng ta có thể nhận biết uỷ ban nhân dân các cấp qua các dấu hiệu sau:

- Là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp và là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương;

- Là bộ phận quan trọng của nền hành chính quốc gia;

- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ theo quy định của pháp luật, có phạm vi hoạt động theo cấp địa giới hành chính nhất định;

- Có chức năng quản lí hành chính nhà nước ở địa phương, có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước khác để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền địa phương;

- Có quyền ban hành các quyết định hành chính và thực hiện các hành vi hành chính để thực thi quyền hành pháp ở địa phương.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, chúng ta có 64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gồm 59 tỉnh và 5 thành phố trực thuộc trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và thành phố Hổ Chí Minh). Tương ứng với 64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chúng ta có 64 ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

1. Ủy ban nhân dân tỉnh

Là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở địa phương thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước theo lãnh thổ địa giới hành chính tính đối với mọi ngành, mọi lĩnh vực thuộc địa phương mình, bảo đảm việc thi hành văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên và của hội đồng nhân dân tỉnh, giám sát việc thi hành pháp luật cùa các đơn vị cơ sở của các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương đóng tại địa phương trong phạm vi những vấn đề thuộc quyền quản lí lãnh thổ.

Là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung nên thẩm quyền của uỷ ban nhân dân tỉnh được xác lập trên cơ sở quyền hạn của tập thể uỷ ban nhân dân tỉnh và quyền hạn của chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh.

Thẩm quyền của uỷ ban nhân dân tình được quy định lại các điều từ Điều 82 đến Điều 95 Luật tổ chức Chính phủ năm 2001, ngoài ra uỷ ban nhân dân tỉnh còn phải thực hiện những nhiệm vụ quyền hạn được quy định tại Điều 96 Luật tổ chức hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân năm 2003. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có các quyền và nghĩa vụ sau:

- Ban hành quyết định, chỉ thị đế chấp hành Hiến pháp, luật và các văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước ở trung ương và nghị quyết của hội đồng nhân dân tỉnh;

- Tổ chức chỉ đạo thực hiện pháp luật;

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật;

- Xử lí các hành vi vi phạm pháp luật;

- Sắp xếp, quản lí về tổ chức đối với các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân tỉnh;

- Báo cáo công tác trước Chính phủ;

- Tuân thủ triệt để các văn bản pháp luật của Chính phủ và cùa Thủ tướng Chính phủ;

- Chịu sự kiểm tra, giám sát của Chính phủ.

2. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là uỷ ban nhân dân huyện)


Là cấp hành chính trung gian nên uỷ ban nhân dân huyện giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển tải các đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước xuống các cơ quan hành chính nhà nước cấp cơ sở.

Uỷ ban nhân dân huyện có chức năng quản lí hành chính nhà nước thống nhất trên mọi lĩnh vực trong phạm vi lãnh thổ huyện nhằm triển khai thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và của hội đồng nhân dân huyện.

Thẩm quyền của uỷ ban nhân dân huyện dược quy định từ Điều 97 đến Điều 110 Luật tổ chức hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân năm 2003, theo dó uỷ ban nhân dân huyện có những quyền hạn và nghĩa vụ sau đây:

- Có quyền lập quy nhằm cụ thể hoá, hướng dẫn thực hiện các vãn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và hội đồng nhân dân cùng cấp;

- Ban hành các văn bản áp dụng pháp luật đê giải quyết các trường hợp cụ thể xảy ra trong thực tiễn quản lí hành chính nhà nước trên địa bàn quản lí nhà nước thuộc phạm vi lanh thổ huyện;

- Tổ chức, chỉ đạo quản lí nhà nước ở mọi lĩnh vực xuống cấp xã;

- Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật đối với các cơ quan-nhà nước cấp dưới;

- Báo cáo công tác trước hội đồng nhân dân huyện và uỷ ban nhân dân tỉnh;

- Chịu sự kiếm tra, giám sát của uỷ ban nhân dân tỉnh;

- Tuân thủ các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp tỉnh và hội đồng nhân dân huyện.

3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là ủy ban nhân dân cấp xã)

So với uỷ ban nhân dân tỉnh, uỷ ban nhân dân huyện thì ủy ban nhân dân xã có nhiều nét riêng biệt, uỷ ban nhân dân xã là cấp hành chính gần nhất vì vậy uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm rất lớn trong việc chuyển tải đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống.

Uỷ ban nhân dân xã cũng có chức năng quản lí hành chính nhà nước chung trong phạm vi địa giới hành chính cấp xã; bảo đảm thi hành văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của hội đồng nhân dân xã.

Thẩm quyển của uỷ ban nhân dân xã chính là những nhiệm vụ, quyền hạn của uỷ ban nhân dân xã được quy định từ Điều 111 đến 118 Luật tổ chức hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân năm 2003. Ủy ban nhân dân xã có địa vị pháp lí hành chính cơ bản sau:

- Ban hành quyết định, chỉ thị có tính bắt buộc phải thực hiện đối với các cá nhân, tố chức trên địa bàn xã;

- Tổ chức thực hiện các quyết định, chỉ thị do cấp trên và cấp mình ban hành;

- Xử lí các hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định;

- Tổ chức, chỉ đạo quản lí nhà nước chung trên địa bàn:

- Chiu sự kiểm tra, giám sát trực tiếp của ủy ban nhân dân huyện;

- Chấp hành triệt để các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của hội đồng nhân dân xã.

Tóm lại: Ủy ban nhân dân xã là cơ quan hành chính nhà nước cấp cơ sở, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, hoạt động theo chế độ lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách, gần dân và sát sao đời sống của quần chúng nhân dân.

Uỷ ban nhân dân các cấp là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung, do vậy khi phân tích địa vị pháp lí của uỷ ban nhân dân chúng ta cần chú ý phân biệt quyền hạn của ủy ban nhân dân và quyền hạn của chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp để thấy rõ hơn nguyên tắc hoạt động của các cơ quan.

Theo quy định tại Điều 126 và Điều 127 Luật tổ chức hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân năm 2003 thì chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp là người lãnh đạo và điều hành công việc của uỷ ban nhân dân, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình cùng với tập thể uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm về hoạt động của ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân cùng cấp và trước cơ quan nhà nước cấp trên. Địa vị pháp lí của chủ tịch uỷ ban nhân dân các cấp bao gồm các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

- Triệu tập và chủ toạ các phiên họp;

- Lãnh đạo công tác của Ủy ban nhân dân, các thành viên cua ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn thuộc uỷ ban nhân dân;

- Phê chuẩn kết quả bầu các thành viên của uỷ ban nhan dân cấp dưới trực tiếp; điều động, đình chỉ, miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, phó chủ tịch ủy ban nhân dân cấp dưới trực tiếp; phê chuẩn, miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên của ủy ban nhân dân cấp dưới: bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỉ luật cán bộ, công chức nhà nước theo sự phân cấp quản lí;

- Đình chỉ thi hành, bãi bỏ văn bản trái pháp luật theo thầm quyền;

- Chỉ đạo và áp dụng các biện pháp giải quyết công việc đột xuất.

Bài viết được thực hiện bởi: thạc sĩ, luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc Công ty Luật TNHH Everest, Giảng viên khoa Luật kinh tế - Trường Đại học Hòa Bình


Xem thêm:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị đây chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest quaTổng đài tư vấn pháp luật19006198, E-mail:[email protected],[email protected].